TRƯỜNG TH&THCS NAY DER

Trường THPT Phạm Văn Đồng Tổ chức học tập tham qua trải nghiệm tại di chỉ khảo cổ học Gò Đá-Rộc Tưng,An Khê.

“Di tích Rộc Tưng-Gò Đá tại An Khê là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất từ trước tới nay, khẳng định vị trí của vùng đất An Khê, Việt Nam trong bản đồ di tích Đá cũ thế giới. Những phát hiện ở Rộc Tưng-Gò Đá đã kéo dài thời gian xuất hiện loài người về xa xưa trên vùng thượng du sông Ba đến 80 vạn năm, mang đến một bước ngoặt trong nhận thức lịch sử hình thành các cộng đồng dân cư ở Việt Nam và vị trí của nó trong bản đồ phát triển nhân loại”-TS. Nguyễn Thị Kim Vân -nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết.

Thực hiện kế hoạch số 168/SGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 1 năm 2021 về việc kỷ niệm 250 năm cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn (1771-2021), 232 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 – 2021) và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia “Di tích khảo cổ Rộc Tưng - Gò Đá” và thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 của THPT Phạm Văn Đồng về việc dạy học gắn với trải nghiệm thực tế. Ngày 18 tháng 3 năm 2021các tổ KHXH - Trường THPT Phạm Văn Đồng tiến hành tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo và di chỉ khảo cổ học xếp hạng cấp quốc gia Gò Đá - Rộc Tưng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Tham gia đoàn tham quan, trải nghiệm gồm 47 học sinh được chọn từ 04 lớp thuộc ban KHXH cùng với sự hướng dẫn của 06 giáo viên thuộc tổ Sử - Địa - GDCD và tổ Anh Văn.

Sau chặng đường dài hơn 100 km, đoàn đã đặt chân tới Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo. Tại đây, các thầy cô cùng 47 học sinh được các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu chi tiết, đầy đủ về phong trào Tây Sơn cũng như người anh Hùng Áo vải Nguyễn Huệ. Các em được tìm hiểu kỹ hơn về: Nguồn gốc, gia thế dòng họ Tây Sơn; biên niên các sự kiện quan trọng nhà Tây Sơn; Chiếu lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung; nơi xây dựng căn cứ khởi nghĩa và các trận đánh nổi tiếng....

Học sinh và giáo viên trường THPT Phạm Văn Đồng tham quan, học tập tại bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo

 

            Tiếp đó, các em được hướng dẫn viên bảo tàng giới thiệu về “Di tích khảo cổ học Gò Đá - Rộc Tưng” - di chỉ khảo cổ học được sếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Lần đầu tiên các em được biết về tầng văn hóa Gò - Đá, dày trung bình 25cm, độ sâu từ 0,5m đến 0,8m, cấu tạo từ đất sét lẫn vôi sởi sạn thạch anh, đá ong, đá ga-nít đã bị phong hóa tại chỗ. Xung quanh Gò Đá đã thu thập được một số công cụ đá, như công cụ ghè hai mặt, công cụ ghè một mặt, rùi tay, mũi nhọn tam diện, mũi nạo, hạch đá và mảnh tước.

            Mẫu thiên thạch trong hố khai quật di chỉ Gò Đá được phân tích niên đại bằng phương pháp đồng vị phóng xạ  Kali - Argon cho kết quả là 806000 22000 BP.

                  Học sinh và giáo viên trường THPT Phạm Văn Đồng tìm hiểu hiện vật Rộc Tưng 1,4,7...

 

     

Với các tư liệu tìm thấy, chúng ta bước đầu xác nhận ở thung lũng An Khê tồn tại các loại hình di tích cư trú là chính (Rộc Tưng 1), gia công, chế tác công cụ là chính (Rộc Tưng 4 và Rộc Tưng 7). Ở Rộc Tưng 1 có thể người nguyên thủy đã biết cải tạo ít nhiều mặt bằng nơi dựng lều trại, sử dụng đá tự nhiên tôn nền, chống lầy lội vào mùa mưa. Trong khi đó nơi chế tác công cụ thường tập hợp khối lượng lớn cuội nguyên liệu, hầu như không có các mảnh vỡ thạch anh như Rộc Tưng 1, bề mặt di tích lồi lõm, với mật độ tập trung cao đá nguyên liệu, hạch cuội và mảnh tước.

Khung niên đại chung cho các di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê vào khoảng trên dưới 80 vạn năm cách nay, tương đương với kỹ nghệ Bách Sắc, Quảng Tây (Trung Quốc), nơi đã phát hiện được kỹ nghệ Đá cũ gần tương tự kỹ nghệ An Khê với tuổi tuyệt đối là 803.000 năm BP.

                       Học sinh và giáo viên trường THPT Phạm Văn Đồng thăm quan thực địa tại Rộc Tưng 1

 

Học sinh và giáo viên trường THPT Phạm Văn Đồng thăm quan thực địa tại Rộc Tưng 4

 

Học tập trải nghiệm tại thực địa giúp học sinh nhận thức được rằng các chế phẩm đồ đá tìm thấy trong các di tích An Khê giống với các di tích giai đoạn sơ kỳ Đá cũ, tương đương với giai đoạn tồn tại của Người đứng thẳng (Homo erectus) trên thế giới. Ở vùng An Khê chưa tìm thấy di cốt người và quần động vật hóa thạch trung kỳ Cánh tân như ở châu Phi và một số nơi khác trên thế giới, song các chế phẩm tìm thấy ở An Khê là bằng chứng chân xác về di tồn văn hóa của người tối cổ thuộc giai đoạn bình minh của lịch sử nhân loại.

Chuyến tham quan trải nghiệm đã đem lại cho học sinh sự hứng thú và ý thức được việc học gắn với thực tế mang lại cho các em nhiều kiến thức và hành trang bổ ích cho mình.

                                                                                                    Bài và ảnh: Tổ Sử - Địa – GDCD 

 

 

 

Lượt xem: 7.633
Bài tin liên quan